CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2019 - 2024

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kiên Cường: Dùng đam mê giải bài toán khởi nghiệp

Để miêu tả quá trình khởi nghiệp của mình, một từ mà nhiếp ảnh gia Nguyễn Kiên Cường dùng nhiều nhất chính là “đam mê”. Bởi theo anh, nếu không đủ đam mê để dấn thân, dám nghĩ dám làm, dám sai dám sửa thì anh không thể đủ sức mạnh, sự bền chí lèo lái dự án khởi nghiệp của mình.

 


Từng tốt nghiệp thạc sĩ tài chính tại một trường của Anh, đang có công việc tốt, mức lương hấp dẫn nhưng anh đã bỏ ngang để khởi nghiệp với một studio ảnh cưới ngay trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, anh đã phải đóng cửa studio này vì hoạt động không hiệu quả. Bắt đầu lại nhưng vẫn trong lĩnh vực ảnh nghệ thuật, anh đã chọn cách khác để tiếp cận thị trường. Nguyễn Kiên Cường hiện được biết đến với nghệ danh Cường K, chuyên chụp ảnh trẻ em với tiêu chí đề cao cảm xúc và cái hồn trẻ thơ.

Sau hai năm dấn thân vào con đường khởi nghiệp, Cường đã rút ra được nhiều kinh nghiệm - từ sự đánh đổi, trắc trở lẫn niềm đam mê trên con đường nhiều thách thức này.

* Ai cũng có một lý do để khởi nghiệp. Lý do của anh là gì?

- Chính là đam mê: Mê nhiếp ảnh và mê kinh doanh. Từ năm 2011, tôi đã mua máy ảnh để thỏa niềm yêu thích chụp ảnh, nhưng chưa mạnh dạn nghỉ việc để theo đuổi đam mê này. Tuy nhiên, nhờ có cơ hội gặp gỡ nhiều doanh nhân, nhà đầu tư, nên tôi học hỏi được ở họ tư duy kinh doanh và tư duy làm chủ. Tôi nhận ra, làm công 8 tiếng/ngày không phải là cuộc sống mà tôi muốn sống cho đến hết cuộc đời. Và tháng 4/2015, tôi quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp, theo đuổi đam mê của mình.

* Thế nhưng, được biết anh đã "vấp" ngay ở bước đi đầu tiên trên con đường này. Hẳn là đã có nhiều bài học được rút ra từ đó?

- Lúc đó tôi khá ngây ngô với suy nghĩ chỉ cần chụp ảnh thật đẹp là sẽ có khách hàng và sống được với nghề. Thế nhưng khởi nghiệp không đơn giản như vậy. Dù đã trang bị chuyên môn thật sâu bằng cách học với 3 vị đạo diễn (Hollywood, Việt Nam và Đức), nhưng sau đó tôi nhận ra sản phẩm tốt mà không có khách hàng thì cũng vô nghĩa. Kể cả kinh nghiệm ngành tài chính tôi từng làm trước đó cũng không giống với việc kinh doanh. Tôi đóng cửa studio cưới, tiêu tốn 400 triệu đồng, cùng bài học khởi nghiệp thất bại đầu tiên: Không tìm được khách hàng.

Để khởi nghiệp, tôi cần nhiều thứ hơn là chuyên môn giỏi, mặt bằng tốt và đam mê. Tôi đi học khởi nghiệp để vượt qua những hạn chế về kiến thức và tư duy của mình. Lúc này, tôi cũng nhận được lời khuyên nên sang lại studio bởi chi phí duy trì lớn, hoạt động không hiệu quả.

Bắt đầu lại bằng việc nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy ở Việt Nam có rất nhiều studio ảnh cưới nhưng trong lĩnh vực chụp ảnh cho trẻ em thì vẫn còn sơ khai. Cụ thể là chưa có studio chụp ảnh trẻ em ngoại cảnh chuyên nghiệp. Tôi quyết định chuyển hướng sang thị trường ngách này, với phương thức tiếp cận online thay vì thuê mặt bằng. Đồng thời, tôi nghiên cứu rất nhiều hình ảnh của những nhiếp ảnh gia chụp ảnh trẻ em giỏi nhất trên thế giới để rút ra những điểm hay của họ và cả những hạn chế của mình. Như vậy, tôi vừa tìm thị trường ngách, vừa điều chỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm hình ảnh của mình.

* Trong những chia sẻ trước đây, anh từng nói khởi nghiệp là phải “lỳ đòn”, “kiên trì”. Vậy có mâu thuẫn không khi anh gặp khó khăn với studio ảnh cưới và đã quyết định đóng cửa sau gần một năm hoạt động để chọn một thị trường mới?

- Thoạt nghe, có vẻ như tôi đã vì khó khăn mà đóng cửa dự án khởi nghiệp trước đó của mình. Nhưng sự thật là tôi không hề bỏ cuộc. Tôi vẫn đang theo đuổi nghề nhiếp ảnh, vẫn nghiên cứu và luyện tập mỗi ngày để có những tấm ảnh đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Tôi chỉ điều chỉnh phương pháp, chứ không thay đổi mục tiêu.

* Kinh doanh với nhiếp ảnh có vẻ như vừa dễ lại vừa khó, bởi chỉ cần máy ảnh và một số vốn nho nhỏ đã có thể mở studio, gọi mình là nhiếp ảnh gia. Điều gì khiến anh tự tin mình sẽ thành công với dự án khởi nghiệp này?

- Có thể nói thể loại chụp ảnh trẻ em tôi đang theo đuổi là khó nhất trong ngành nhiếp ảnh thương mại. Bởi nhiếp ảnh gia trước khi chụp được những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ thì phải trở thành người bạn thực sự của các bé. Các bé sẽ không có khái niệm hợp tác để chụp ảnh, và thường hay nhút nhát trước người lạ. Vì thế, nếu không tạo cho trẻ cảm giác an toàn và được yêu thương, thì xem như cầm chắc thất bại. Để làm được điều này, tôi và toàn bộ êkip phải có tình yêu thương thật sự đối với trẻ. Chúng tôi chụp ảnh trẻ em ngoại cảnh - không gian thật, đề cao cảm xúc thật. Đó là điều tôi tự tin Bold Studio làm được và cạnh tranh được. Chúng tôi đã sáng tạo ra trường phái “Love Photography” để đào tạo trong nội bộ. Đây là trường phái đề cao cảm xúc và cái hồn trẻ thơ trong từng tấm ảnh.

* Theo anh, về mặt kinh doanh, một người khởi nghiệp cần có những kỹ năng gì?

- Thời nay không còn chuyện hữu xạ tự nhiên hương nữa. Mặc dù bạn có sản phẩm tốt nhưng bạn phải giỏi marketing và bán hàng. Bạn phải vượt qua được nỗi sợ của bản thân khi đối diện với những cái xua tay từ chối. Khi đó bạn mới có thể tồn tại. Khởi nghiệp, bạn là người hiểu rõ sản phẩm của mình nhất, nếu bạn không bán được hàng thì không ai có thể bán hộ bạn cả. Nếu không biết bán hàng thì hãy quên đi giấc mộng khởi nghiệp.

Tôi từng có một công việc khá “long lanh”, lại còn được mời thỉnh giảng tại trường đại học. Tôi đã cảm thấy xấu hổ khi phải đi bán hàng. Và đó là một trong những nguyên nhân chính khiến tôi thất bại với studio ảnh cưới đầu tiên. Tôi quyết định đi học để vượt qua nỗi sợ này, thực hiện các bài tập bán từng quyển sách ngoài công viên, có khi đi bán đến 10 giờ tối và bị khách xua đuổi vì sợ giật đồ. Nhưng tôi cứ luyện tập, và vượt qua được nỗi sợ, tôi còn học được cách nhận diện đối tượng khách hàng tiềm năng, nhận diện thời điểm thích hợp để tiếp cận, phát triển kỹ năng "chốt sale". Tôi hiểu được rằng người bán hàng giỏi là người biết chọn khách hàng để bán thay vì gặp ai cũng bán.

Ngoài năng lực chuyên môn, để khởi nghiệp, cần phải biết marketing, bán hàng, đàm phán, đào tạo đội ngũ và ứng dụng công nghệ.

* Có mâu thuẫn không giữa người làm nghệ thuật và con người làm kinh doanh thực tế?

- Người làm nghệ thuật thường hay tự ái khi khách hàng không hài lòng. Khi bị khách chê sản phẩm thì cảm thấy bị tổn thương. Theo tôi, để khởi nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì phải vượt qua được những tổn thương đó. Phải phân biệt rõ đâu là cái tôi nghệ thuật và đâu là kinh doanh phục vụ khách hàng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải bỏ hết bản sắc riêng, mà nó đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo để cân bằng giữa kinh doanh với nghệ thuật.

* Nhiều ý kiến trái chiều về việc tiền có quan trọng hay không trong khởi nghiệp. Với anh, vai trò của tiền trong khởi nghiệp như thế nào?

- Theo trải nghiệm của tôi, nếu không có tiền, thì sẽ dễ… thành công hơn. Tôi rút ra điều này từ thất bại đầu tiên của mình. Khi đó tôi có tiền, tôi đã đầu tư vào mặt bằng, trang trí, mua thiết bị vật tư, thuê nhân viên (tất cả là tiêu tiền) và cuối cùng mới là đi tìm khách hàng (kiếm tiền). Trong khi tôi chưa biết gì về bán hàng và marketing, tôi đã không kiếm được khách hàng, và mặt bằng mà tôi đầu tư đã trở thành gánh nặng tài chính hằng tháng. Như vậy, tôi đã phải chi nhiều tiền cho những bước đầu tiên, và rồi cuối cùng phải đóng cửa vì không bán được hàng.

Nếu một người khởi nghiệp không có tiền, thì họ sẽ nghĩ ngay đến việc làm sao để kiếm tiền trước. Họ sẽ giải bài toán theo một cách hoàn toàn khác. Đó là nghiên cứu thị trường, tìm xem khách hàng ở đâu, tìm phương pháp tiếp cận khách hàng không tốn kém, rồi tìm cách bán hàng cho họ. Giống như tôi bây giờ, không mặt bằng nhưng vẫn bán được hàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, cách này của tôi chỉ phù hợp cho những người khởi nghiệp lần đầu, chưa kinh doanh bao giờ.

* Anh từng nói khởi nghiệp để hạnh phúc hơn. Trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn với khởi nghiệp, anh vẫn thấy hạnh phúc chứ?

- Tôi không chỉ hạnh phúc vì được làm việc mình đam mê, mà tôi hạnh phúc cả với những gian nan, vất vả mà mình phải đối mặt. Tôi vẫn thường cám ơn vì chính những khó khăn đó đã cho tôi cơ hội được tôi luyện bản thân, để rồi giúp tôi trưởng thành hơn. Khởi nghiệp là con đường rất vất vả, bạn phải liên tục đối mặt với những bài toán khó, những sai lầm, và có khi bạn mệt mỏi rã rời, phải làm lại từ đầu.

Vì thế, nếu không đủ đam mê, không đủ quyết tâm thì bạn sẽ không thể đi hết con đường này. Tôi nghiệm được rằng, khi hoàn cảnh buộc bạn phải đương đầu với khó khăn, bạn sẽ phải thông minh hơn, tập trung hơn, kiên trì hơn, lỳ đòn hơn. Và đó là dấu hiệu bạn sắp vượt ngưỡng. Thế nên, khi khó khăn đến, đừng e ngại, đừng sợ sệt, đó chính là cơ hội để bạn trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn. Và sau đó bạn sẽ lớn mạnh hơn bao giờ hết.
 
 
 

Từng tốt nghiệp thạc sĩ tài chính tại một trường của Anh, đang có công việc tốt, mức lương hấp dẫn nhưng anh đã bỏ ngang để khởi nghiệp với một studio ảnh cưới ngay trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm, anh đã phải đóng cửa studio này vì hoạt động không hiệu quả. Bắt đầu lại nhưng vẫn trong lĩnh vực ảnh nghệ thuật, anh đã chọn cách khác để tiếp cận thị trường. Nguyễn Kiên Cường hiện được biết đến với nghệ danh Cường K, chuyên chụp ảnh trẻ em với tiêu chí đề cao cảm xúc và cái hồn trẻ thơ.

Sau hai năm dấn thân vào con đường khởi nghiệp, Cường đã rút ra được nhiều kinh nghiệm - từ sự đánh đổi, trắc trở lẫn niềm đam mê trên con đường nhiều thách thức này.

* Ai cũng có một lý do để khởi nghiệp. Lý do của anh là gì?

- Chính là đam mê: Mê nhiếp ảnh và mê kinh doanh. Từ năm 2011, tôi đã mua máy ảnh để thỏa niềm yêu thích chụp ảnh, nhưng chưa mạnh dạn nghỉ việc để theo đuổi đam mê này. Tuy nhiên, nhờ có cơ hội gặp gỡ nhiều doanh nhân, nhà đầu tư, nên tôi học hỏi được ở họ tư duy kinh doanh và tư duy làm chủ. Tôi nhận ra, làm công 8 tiếng/ngày không phải là cuộc sống mà tôi muốn sống cho đến hết cuộc đời. Và tháng 4/2015, tôi quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp, theo đuổi đam mê của mình.

* Thế nhưng, được biết anh đã "vấp" ngay ở bước đi đầu tiên trên con đường này. Hẳn là đã có nhiều bài học được rút ra từ đó?

- Lúc đó tôi khá ngây ngô với suy nghĩ chỉ cần chụp ảnh thật đẹp là sẽ có khách hàng và sống được với nghề. Thế nhưng khởi nghiệp không đơn giản như vậy. Dù đã trang bị chuyên môn thật sâu bằng cách học với 3 vị đạo diễn (Hollywood, Việt Nam và Đức), nhưng sau đó tôi nhận ra sản phẩm tốt mà không có khách hàng thì cũng vô nghĩa. Kể cả kinh nghiệm ngành tài chính tôi từng làm trước đó cũng không giống với việc kinh doanh. Tôi đóng cửa studio cưới, tiêu tốn 400 triệu đồng, cùng bài học khởi nghiệp thất bại đầu tiên: Không tìm được khách hàng.

Để khởi nghiệp, tôi cần nhiều thứ hơn là chuyên môn giỏi, mặt bằng tốt và đam mê. Tôi đi học khởi nghiệp để vượt qua những hạn chế về kiến thức và tư duy của mình. Lúc này, tôi cũng nhận được lời khuyên nên sang lại studio bởi chi phí duy trì lớn, hoạt động không hiệu quả.

Bắt đầu lại bằng việc nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy ở Việt Nam có rất nhiều studio ảnh cưới nhưng trong lĩnh vực chụp ảnh cho trẻ em thì vẫn còn sơ khai. Cụ thể là chưa có studio chụp ảnh trẻ em ngoại cảnh chuyên nghiệp. Tôi quyết định chuyển hướng sang thị trường ngách này, với phương thức tiếp cận online thay vì thuê mặt bằng. Đồng thời, tôi nghiên cứu rất nhiều hình ảnh của những nhiếp ảnh gia chụp ảnh trẻ em giỏi nhất trên thế giới để rút ra những điểm hay của họ và cả những hạn chế của mình. Như vậy, tôi vừa tìm thị trường ngách, vừa điều chỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm hình ảnh của mình.

* Trong những chia sẻ trước đây, anh từng nói khởi nghiệp là phải “lỳ đòn”, “kiên trì”. Vậy có mâu thuẫn không khi anh gặp khó khăn với studio ảnh cưới và đã quyết định đóng cửa sau gần một năm hoạt động để chọn một thị trường mới?

- Thoạt nghe, có vẻ như tôi đã vì khó khăn mà đóng cửa dự án khởi nghiệp trước đó của mình. Nhưng sự thật là tôi không hề bỏ cuộc. Tôi vẫn đang theo đuổi nghề nhiếp ảnh, vẫn nghiên cứu và luyện tập mỗi ngày để có những tấm ảnh đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Tôi chỉ điều chỉnh phương pháp, chứ không thay đổi mục tiêu.

* Kinh doanh với nhiếp ảnh có vẻ như vừa dễ lại vừa khó, bởi chỉ cần máy ảnh và một số vốn nho nhỏ đã có thể mở studio, gọi mình là nhiếp ảnh gia. Điều gì khiến anh tự tin mình sẽ thành công với dự án khởi nghiệp này?

- Có thể nói thể loại chụp ảnh trẻ em tôi đang theo đuổi là khó nhất trong ngành nhiếp ảnh thương mại. Bởi nhiếp ảnh gia trước khi chụp được những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ thì phải trở thành người bạn thực sự của các bé. Các bé sẽ không có khái niệm hợp tác để chụp ảnh, và thường hay nhút nhát trước người lạ. Vì thế, nếu không tạo cho trẻ cảm giác an toàn và được yêu thương, thì xem như cầm chắc thất bại. Để làm được điều này, tôi và toàn bộ êkip phải có tình yêu thương thật sự đối với trẻ. Chúng tôi chụp ảnh trẻ em ngoại cảnh - không gian thật, đề cao cảm xúc thật. Đó là điều tôi tự tin Bold Studio làm được và cạnh tranh được. Chúng tôi đã sáng tạo ra trường phái “Love Photography” để đào tạo trong nội bộ. Đây là trường phái đề cao cảm xúc và cái hồn trẻ thơ trong từng tấm ảnh.

* Theo anh, về mặt kinh doanh, một người khởi nghiệp cần có những kỹ năng gì?

- Thời nay không còn chuyện hữu xạ tự nhiên hương nữa. Mặc dù bạn có sản phẩm tốt nhưng bạn phải giỏi marketing và bán hàng. Bạn phải vượt qua được nỗi sợ của bản thân khi đối diện với những cái xua tay từ chối. Khi đó bạn mới có thể tồn tại. Khởi nghiệp, bạn là người hiểu rõ sản phẩm của mình nhất, nếu bạn không bán được hàng thì không ai có thể bán hộ bạn cả. Nếu không biết bán hàng thì hãy quên đi giấc mộng khởi nghiệp.

Tôi từng có một công việc khá “long lanh”, lại còn được mời thỉnh giảng tại trường đại học. Tôi đã cảm thấy xấu hổ khi phải đi bán hàng. Và đó là một trong những nguyên nhân chính khiến tôi thất bại với studio ảnh cưới đầu tiên. Tôi quyết định đi học để vượt qua nỗi sợ này, thực hiện các bài tập bán từng quyển sách ngoài công viên, có khi đi bán đến 10 giờ tối và bị khách xua đuổi vì sợ giật đồ. Nhưng tôi cứ luyện tập, và vượt qua được nỗi sợ, tôi còn học được cách nhận diện đối tượng khách hàng tiềm năng, nhận diện thời điểm thích hợp để tiếp cận, phát triển kỹ năng "chốt sale". Tôi hiểu được rằng người bán hàng giỏi là người biết chọn khách hàng để bán thay vì gặp ai cũng bán.

Ngoài năng lực chuyên môn, để khởi nghiệp, cần phải biết marketing, bán hàng, đàm phán, đào tạo đội ngũ và ứng dụng công nghệ.

* Có mâu thuẫn không giữa người làm nghệ thuật và con người làm kinh doanh thực tế?

- Người làm nghệ thuật thường hay tự ái khi khách hàng không hài lòng. Khi bị khách chê sản phẩm thì cảm thấy bị tổn thương. Theo tôi, để khởi nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì phải vượt qua được những tổn thương đó. Phải phân biệt rõ đâu là cái tôi nghệ thuật và đâu là kinh doanh phục vụ khách hàng. Điều đó không có nghĩa là bạn phải bỏ hết bản sắc riêng, mà nó đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo để cân bằng giữa kinh doanh với nghệ thuật.

* Nhiều ý kiến trái chiều về việc tiền có quan trọng hay không trong khởi nghiệp. Với anh, vai trò của tiền trong khởi nghiệp như thế nào?

- Theo trải nghiệm của tôi, nếu không có tiền, thì sẽ dễ… thành công hơn. Tôi rút ra điều này từ thất bại đầu tiên của mình. Khi đó tôi có tiền, tôi đã đầu tư vào mặt bằng, trang trí, mua thiết bị vật tư, thuê nhân viên (tất cả là tiêu tiền) và cuối cùng mới là đi tìm khách hàng (kiếm tiền). Trong khi tôi chưa biết gì về bán hàng và marketing, tôi đã không kiếm được khách hàng, và mặt bằng mà tôi đầu tư đã trở thành gánh nặng tài chính hằng tháng. Như vậy, tôi đã phải chi nhiều tiền cho những bước đầu tiên, và rồi cuối cùng phải đóng cửa vì không bán được hàng.

Nếu một người khởi nghiệp không có tiền, thì họ sẽ nghĩ ngay đến việc làm sao để kiếm tiền trước. Họ sẽ giải bài toán theo một cách hoàn toàn khác. Đó là nghiên cứu thị trường, tìm xem khách hàng ở đâu, tìm phương pháp tiếp cận khách hàng không tốn kém, rồi tìm cách bán hàng cho họ. Giống như tôi bây giờ, không mặt bằng nhưng vẫn bán được hàng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, cách này của tôi chỉ phù hợp cho những người khởi nghiệp lần đầu, chưa kinh doanh bao giờ.

* Anh từng nói khởi nghiệp để hạnh phúc hơn. Trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn với khởi nghiệp, anh vẫn thấy hạnh phúc chứ?

- Tôi không chỉ hạnh phúc vì được làm việc mình đam mê, mà tôi hạnh phúc cả với những gian nan, vất vả mà mình phải đối mặt. Tôi vẫn thường cám ơn vì chính những khó khăn đó đã cho tôi cơ hội được tôi luyện bản thân, để rồi giúp tôi trưởng thành hơn. Khởi nghiệp là con đường rất vất vả, bạn phải liên tục đối mặt với những bài toán khó, những sai lầm, và có khi bạn mệt mỏi rã rời, phải làm lại từ đầu.

Vì thế, nếu không đủ đam mê, không đủ quyết tâm thì bạn sẽ không thể đi hết con đường này. Tôi nghiệm được rằng, khi hoàn cảnh buộc bạn phải đương đầu với khó khăn, bạn sẽ phải thông minh hơn, tập trung hơn, kiên trì hơn, lỳ đòn hơn. Và đó là dấu hiệu bạn sắp vượt ngưỡng. Thế nên, khi khó khăn đến, đừng e ngại, đừng sợ sệt, đó chính là cơ hội để bạn trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn. Và sau đó bạn sẽ lớn mạnh hơn bao giờ hết.
 
Theo thanhgiong.vn
 

Số người online: 497

Lượt truy cập: 1343414

Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

Địa chỉ: 66 Nguyễn Tất Thành, Tp. Buôn Ma Thuột

Điện thoại: 02623.855574 - 

Fax:

Email: hoilienhiepthanhniendaklak@gmail.com